Công ty Rehau GmbH lắp ráp phao nổi (Ảnh st)
Công ty công nghệ SolOcean GmbH (Áo) đã hé lộ cấu trúc lắp ghép mới nổi dùng cho các dàn điện mặt trời (PV) , một bộ phận nổi được làm bằng nhựa HDPE bền với tia cực tím.
Phao nổi này bao gồm một cấu trúc bằng nhựa HDPE, được khẳng định là có thể chịu được sóng cao đến 3m và dòng chảy lên đến 2m/s. Theo nhà chế tạo SolOcean, có thể sử dụng cấu trúc nổi này cho các dự án trên bờ hoặc ngoài khơi.
Cấu trúc nổi này được Công ty Rehau GmbH (Thụy Sĩ) lắp ráp từ các thành phần được sản xuất từ nhiều nơi. Cấu trúc có kích thước 2.130 x 1.100 x 300mm và nặng 48kg. Nó có thể chứa một phần tử PV có kích thước 210 x 1.034 x 8mm và có công suất đầu ra lên đến 445W và khi đó trọng lượng lên đến 69kg.
Cấu trúc nổi này có thể neo xuống đáy biển bằng dây neo và nếu được sử dụng với mođun năng lượng mặt trời có công suất 445W, diện tích yêu cầu trên mỗi megawatt sẽ đạt 5.995m2.
Một mođun duy nhất có sức nổi 430kg (Ảnh st)
Phần tử PV lý tưởng có thể là một mođun năng lượng mặt trời có công suất đầu ra từ 430 đến 445W, nặng 25kg và được làm bằng kính cường lực 2mm, có lớp phủ kỵ nước và lá polyolefin làm chất bao. Một mođun duy nhất có sức nổi 430kg.
Tấm PV hoạt động với điện áp hệ thống tối đa là 1.050V và nhiệt độ làm việc từ -40 đến 90oC; hệ số nhiệt độ hoạt động là -0,37%/oC.
Phao nổi này được bảo hành 15 năm và được khẳng định là thích hợp với sóng lên đến 3m và dòng chảy lên đến 2m/s. Theo nhà chế tạo, nó có thể được sử dụng cho các ứng dụng trên bờ và ngoài khơi vì đã được thiết kế để chịu mặn.
Biên dịch: Nguyễn Thị Dung
Theo “Pv-magazine”, tháng 2/2022